Bạn luôn thắc mắc về hồ sơ năng lực, bạn là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thương mại…? Doanh nghiệp bạn có cần phải có một cuốn Hồ sơ năng lực? Vậy Hồ sơ năng lực là gì? Thiết kế hồ sơ năng lực nhà thầu thi công có gì khác biệt? Hồ sơ đấu thầu xây dựng có phải là hồ sơ năng lực nhà thầu thi công? Mẫu hồ sơ năng lực các công ty thương mại sẽ như thế nào? Hãy cùng tham khảo qua bài viết này của Phqt.edu.vn.
Mục lục
Hồ sơ năng lực công ty là gì?
Hồ sơ năng lực của một doanh nghiệp là sản phẩm quan trọng để các doanh nghiệp mang đi đấu thầu, trong sản phẩm này doanh nghiệp sẽ giới thiệu về mình một cách tổng quát nhất những năng lực của mình để chứng tỏ mình phù hợp với yêu cầu mà Khách hàng đưa ra, để từ đó chọn doanh nghiệp tham gia Dự án.
Mẫu hồ sơ năng lực nhà thầu thi công
Mẫu hồ sơ năng lực nhà thầu thi công sẽ khác với một mẫu hồ sơ năng lực của các lĩnh vực khác. Hồ sơ năng lực nhà thầu thi công không chỉ phải thể hiện được năng lực thi công mà còn phải đưa ra những đề xuất thi công phù hợp với Dự án, cũng như báo giá cạnh tranh nhất cho từng hạng mục thi công.
Nói chính xác hơn, ngoài những thông tin cơ bản thì doanh nghiệp phải đưa ra những thông tin có lợi cho mình liên quan trực tiếp đến dự án tham gia thầu. Chính vì vậy, với mỗi dự án khác nhau, hồ năng lực nhà thầu thi công sẽ khác nhau.
Lưu ý khi thiết kế hồ sơ năng lực nhà thầu thi công
- Hồ sơ năng lực nhà thầu thi công nên được đóng theo dạng gáy xoắn bởi trong đó Doanh nghiệp phải cung cấp rất nhiều thông tin, giấy tờ, tài liệu liên quan.
- Bìa hồ sơ nên được thiết kế theo đúng nhận diện của doanh nghiệp, in và gia công trên bìa cứng có thể ép nhũ, bế chữ, phủ UV sao cho thật chuyên nghiệp
- Phần thông tin cơ bản về năng lực doanh nghiệp nên được thiết kế đẹp mắt, có bố cục rõ ràng, phù hợp với việc in trang lẻ, trang 1.
- Phần thông tin liên quan đến Dự án, cũng như giấy tờ công chứng liên quan đến tính pháp lý nên được hoàn thiện chuẩn mực đặt bên dưới phần thông tin cơ bản, đánh số theo số trang của phần thông tin cơ bản.
- Trang cuối cùng nên để một tờ mục lục theo số trang để Khách hàng dễ dàng theo dõi và có cái nhìn khái quát cũng như giúp chính Doanh nghiệp kiểm soát được những thông tin còn thiếu.
Hồ sơ đấu thầu xây dựng
Hồ sơ đấu thầu xây dựng về bản chất chính là hồ sơ năng lực nhà thầu thi công. Các công ty xây dựng chính là những doanh nghiệp tham gia trực tiếp thầu thi công các dự án. Tuy nhiên, đôi khi Hồ sơ đấu thầu xây dựng còn là của một đơn vị chuyên về thiết kế xây dựng, hoặc quy hoạch xây dựng chứ không nhất thiết phải tham gia thi công nên có thể nói “Hồ sơ đấu thầu xây dựng” là khái niệm có nghĩa rộng hơn “Hồ sơ năng lực nhà thầu thi công”.
Mẫu hồ sơ năng lực công ty thương mại
Do chức năng đặc thù của mình như: lưu chuyển hàng hóa, sản xuất trong khâu lưu thông, dự trữ hàng hóa và điều hòa cung – cầu, nên mẫu hồ sơ năng lực của một công ty thương mại sẽ khác hoàn toàn với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác. Hồ sơ năng lực công ty thương mại thường được các doanh nghiệp sử dụng để giới thiệu với bên cung cấp về năng lực tài chính, khả năng thu mua và điều chỉnh cung cầu để đàm phán với nhà sản xuất, ngược lại, doanh nghiệp cũng sử dụng nó để tham gia “bỏ thầu” cung ứng hàng hóa cho các Dự án lớn trong nhiều hoạt động kinh tế khác nhau.
Chính vì vậy mẫu hồ sơ năng lực các công ty thương mại phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Thể hiện được chính mình, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về một doanh nghiệp thương mại: được thành lập theo đúng luật định, trực tiếp thực hiện chức năng thương mại với mục đích kiếm lời, thực hiện đầy đủ các cam kết đối với khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, giải quyết thỏa đáng các mối quan hệ lợi ích theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.
- Vì đối tượng đọc trực tiếp là các doanh nghiệp nên cuốn Hồ sơ năng lực nên có một thiết kế bắt mắt, phù hợp với nhận diện thương hiệu, phù hợp với ngành hàng mà doanh nghiệp tham gia.
- Nội dung cuốn Hồ sơ năng lực nên được biên soạn chuyên nghiệp, hợp lý và rõ ràng các đầu mục thông tin để người xem nắm rõ, không nên quá tham thông tin giới thiệu về lịch sử phát triển mà bỏ qua những phần quan trọng cần làm rõ như: Thông tin sản phẩm, dịch vụ; Cam kết với Khách hàng; Phương thức hợp tác; Lợi ích của Khách hàng.
- Thể hiện được đặc trưng về hình ảnh mà doanh nghiệp muốn xây dựng với Khách hàng, không nên đưa ra quá nhiều thông điệp hay quá nhiều thứ được cho là đặc trưng.
- Khách hàng – Đối tác đã hợp tác với doanh nghiệp là phần thông tin quan trọng nhất để Doanh nghiệp thể hiện được sức cạnh tranh và uy tín của mình trong lĩnh vực hoạt động.
XEM THÊM: MẪU HỒ SƠ NĂNG LỰC CÔNG TY CHUYÊN NGHIỆP