Nội dung báo cáo thường niên theo thông tư số 96/2020/TT-BTC

Nội dung báo cáo thường niên được xem là phần quan trọng nhất trong quy trình làm báo cáo thường niên. Phần thông tin trong cuốn tài liệu này được quy định bởi văn bản cụ thể theo quy định của bộ tài chính đã được ban hành. Dưới đây là những phần nội dung chính được trích dẫn trong thông tư mới nhất hiện nay, doanh nghiệp có thể tham khảo.

Nôi dung báo cáo thường niên theo quy định mới nhất hiện nay

nội dung báo cáo thường niên

Khung nội dung báo cáo thường niên được quy định bởi văn bản cụ thể của phụ lục IV về Báo cáo thường niên ban hành kèm theo Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Dưới đây là trích dẫn những phần nội dung chính.

Phần I – Thông tin chung của công ty

1/ Thông tin khái quát về công ty

2/ Ngành nghề và địa bàn kinh doanh

3/ Thông tin về mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý

4/ Định hướng phát triển

5/ Các rủi ro: nêu các rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đối với việc thực hiện các mục tiêu của công ty, trong đó có rủi ro về môi trường, thiên tại, dịch bệnh,..

Phần II – Tình hình hoạt động trong năm

1/ Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

2/ Tổ chức và nhân sự

3/ Tình hình đầu tư, tình hình thực hiện các dự án

4/ Tình hình tài chính

5/ Cơ cấu cổ đông, thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu

6/ Báo cáo tác động liên quan đến môi trường và xã hội của công ty

Phần III – Báo cáo và đánh giá của Ban Giám đốc

1/ Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

2/ Tình hình tài chính

3/ Những cải tiến về cơ cấu tổ chức, chính sách, quản lý

4/ Kế hoạch phát triển trong tương lai

5/ Giải trình của Ban Giám đốc đối với ý kiến kiểm toán (nếu có) – (Trường hợp ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần)

6/ Báo cáo đánh giá liên quan đến trách nhiệm về môi trường và xã hội của công ty

Phần IV – Đánh giá của Hội đồng quản trị về hoạt động của Công ty (đối với công ty cổ phần)

1/ Đánh giá của Hội đồng quản trị về các mặt hoạt động của Công ty, trong đó có đánh giá liên quan đến trách nhiệm môi trường và xã hội

2/ Đánh giá của Hội đồng quản trị về hoạt động của Ban Giám đốc công ty

3/ Các kế hoạch, định hướng của Hội đồng quản trị

Phần V – Quản trị công ty

1/ Hội đồng quản trị

2/ Ban kiểm soát

3/ Các giao dịch, thù lao và các khoản lợi ích của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và Ban kiểm soát/ Uỷ ban kiểm toán

Phần VI – Báo cáo tài chính

1/ Ý kiến kiểm toán

2/ Báo cáo tài chính được kiểm toán

Thời điểm làm báo cáo thường niên

Thời điểm làm báo cáo thường niên

Trích điều 10 về “Công bố thông tin định kỳ của Thông tư 96/2020/TT-BTC

“Công ty đại chúng phải lập báo cáo thường niên theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và công bố báo cáo này trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày công bố báo cáo tài chính năm được kiểm toán nhưng không vượt quá 110 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Thông tin tài chính trong báo cáo thường niên phải phù hợp với báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán.”

Theo điều 7 của Thông tư 96/2020/TT-BTC, quy định về phương tiện báo cáo như sau:

Về phương tiện báo cáo gồm: trang thông tin điện tử (website) của công ty đại chúng, hệ thống công bố thông tin của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, các phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định pháp luật (báo in, báo điện tử). Tài liệu cần lưu trữ bằng văn bản và dữ liệu điện tử ít nhất 10 năm tiếp theo tại trụ sở chính của công ty để nhà đầu tư tham khảo.

Quy trình biên tập nội dung báo cáo thường niên

Để biên tập nội dung báo cáo thường niên, dưới đây là quy trình thực hiện:

  • Thu thập, tổng hợp thông tin bắt buộc theo phụ lục  IV về Báo cáo thường niên ban hành kèm theo Thông tư số 96/2020/TT-BTC  ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
  • Chọn chủ đề báo cáo thường niên
  • Lên bố cục tổng quan của toàn cuốn báo cáo thường niên
  • Biên tập nội dung chi tiết

Trên đây là những thông tin về nội dung báo cáo thường niên theo quy định doanh nghiệp cần nắm được để triển khai tài liệu này. Với thông tin về số liệu báo cáo, doanh nghiệp đảm bảo đầy đủ và tính chính xác trước khi công bố. Việc thiết kế cũng vô cùng quan trọng nhằm giúp doanh nghiệp trình bày những nội dung một cách ấn tượng, không bị nhàm chán bởi những con số khô khan. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần đầu tư chỉn chu về phần thiết kế và in ấn để thành phẩm chất lượng đem lại những giá trị tích cực cho doanh nghiệp.

THAM KHẢO: DỊCH VỤ BIÊN TẬP NỘI DUNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CHUYÊN NGHIỆP

BÀI VIẾT LIÊN QUAN