Logo BIDV – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Hiện nay các ngân hàng không chỉ cạnh tranh về sản phẩm dịch vụ mà còn cạnh tranh về các giá trị vô hình như thương hiệu. Do vậy, trong những năm gần đây có thể thấy các ngân hàng đang ráo riết thay đổi bộ nhận diện thương hiệu của mình nhằm tìm cách chiếm được cảm tình của khách hàng. BIDV là một trong những ngân hàng khá lâu đời tại Việt Nam và đầu tư rất tích cực và chuyên nghiệp vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu. hãy cùng Phqt.edu.vn tìm hiểu về ngân hàng BIDV và logo BIDV nào.

Logo ngân hàng BIDV

Giới thiệu chung về BIDV

Lịch sử hình thành

Được thành lập từ ngày 26/4/1957, BIDV là một định chế lâu đời và trưởng thành nhất trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng của Việt Nam.

Lịch sử của ngân hàng gắn liền với những biến động và đổi thay của đất nước. Bản thân tên gọi của ngân hàng đã thay đổi phụ thuộc vào nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược của đất nước.

Khi được thành lập, ngân hàng mang tên Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, với vai trò là Ngân hàng hỗ trợ và thúc đẩy quá trình kiến thiết và dựng xây đất nước trong thời kì mới.

Từ giai đoạn 1981 đến 1989, ngân hàng có tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, với vai trò hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư và phát triển các dự án xây dựng trọng điểm.

Trong thời gian từ năm 1990 đến 2012, ngân hàng mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (viết tắt là BIDV), với các hoạt động chủ chốt tập trung và lĩnh vực đầu tư và phát triển.

Từ năm 2012 đến nay, ngân hàng chính thức mang tên Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), đánh dấu bước chuyển mình từ một ngân hàng quốc doanh sang ngân hàng thương mại cố phần để phù hợp với các hình thức hoạt động mới.

Thành tựu đạt được

Trong suốt quá trình hoạt động của mình, BIDV đã đạt được nhiều thành tựu vô cùng to lớn. Với 60 năm hoạt động và phát triển không ngừng, trải qua nhiều thăng trầm và biến cố, BIDV đã xây dựng nên một thương hiệu BIDV vững mạnh. Tạp chí Forbes năm 2015 đã công nhận BIDV là một trong những ngân hàng lớn thứ 2 tại Việt Nam, một trong 2000 doanh nghiệp và 600 ngân hàng lớn nhất thế giới.

BIDV xứng đáng là một thương hiệu đáng tin cậy để khách hàng lựa chọn đồng hành và gắn bó.

Văn hóa doanh nghiệp

Nằm trong nhóm những ngân hàng được thành lập sớm nhất Việt Nam, trong suốt quá trình hoạt động và phát triển của mình, BIDV đã chứng tỏ hình ảnh của một doanh nghiệp có tầm, trưởng thành, mạnh mẽ, tham vọng và tin cậy.

Điều này có được là do bản sắc văn hóa doanh nghiệp được đúc kết qua hàng chục năm qua. Đó là:

  • Sự tận tụy, trung thành với lợi ích quốc gia dân tộc.
  • Lòng yêu ngành, yêu nghề thiết tha và trong sáng.
  • Bản lĩnh trong gian khó càng vươn lên mạnh mẽ, bản lĩnh của người tiên phong đi đầu dẫn đường mở lối.
  • Tình cảm gắn bó giữa những con người chung một ngôi nhà BIDV.
  • Tinh thần tương thân, tương ái, sẻ chia với đồng bào, là trách nhiệm xây dựng cộng đồng nơi BIDV hiện diện.

Slogan của BIDV

“Chia sẻ cơ hội – hợp tác thành công”.

Slogan này được BIDV được công bố lần đầu tiên vào hội nghị khách hàng quốc tế diễn ra vào năm 2006. Khẩu hiệu đã thể hiện được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng với mong muốn được sẻ chia, đồng hành cùng khách hàng trong mọi thời điểm. Đây cũng chính là mấu chốt tạo dựng nên thành công vững mạnh cho cả đôi bên, là tiền đề mở ra những thành công trong tương lai.

Xây dựng thương hiệu BIDV

Định hướng phát triển thương hiệu

Ban lãnh đạo BIDV từ lâu đã coi chiến lược phát triển tổng thể và dài hạn với thương hiệu là một việc làm cấp thiết. Với tầm quan trọng và ảnh hưởng lớn trong toàn ngành ngân hàng, BIDV đã quyết tâm đầu tư phát triển thương hiệu BIDV toàn diện, chuyên nghiệp hóa công tác quản trị phù hợp với quy mô hoạt động kinh doanh và đưa thương hiệu vươn ra quốc tế.

Trong những năm tới, BIDV đặt mục tiêu xây dựng hình ảnh thương hiệu BIDV đến gần với khách hàng hơn – một ngân hàng tận tâm, thấu hiểu kịp thời nhu cầu của khách hàng. Đồng thời hệ thống hóa các giá trị thương hiệu để định vị và truyền tải tới công chúng, xác định các phương thức quản trị thương hiệu chuyên nghiệp, bài bản, đồng thời xây dựng chiến lược marketing và truyền thông thương hiệu có hiệu quả và tối ưu.

Ý nghĩa logo BIDV

Đồng hành cùng sự phát triển và đổi thay của doanh nghiệp, logo của BIDV cũng được thay đổi để đáp ứng nhiệm vụ quảng bá hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp qua từng thời kỳ. Theo đó, những mốc đánh dấu sự ra đời và thay đổi của logo BIDV bao gồm:

Năm 1991, logo của BIDV được ra đời. Chỉ bao gồm phần biểu tượng.

Năm 2003, logo của BIDV được hiệu chỉnh lần 1. Có thêm phần chữ BIDV bên phải biểu tượng và phần chữ tên ngân hàng bằng tiếng Việt bên dưới.

Năm 2009, logo của BIDV được hiệu chỉnh lần thứ 3 với sự chuẩn hóa về kiểu chữ, khoảng cách và các tỉ lệ kỹ thuật cân đối. Logo này nhìn chung không thay đổi đáng kể so với logo được hiệu chỉnh lần 1.

Logo của BIDV bao gồm ba màu chủ đạo là màu xanh, đỏ và trắng. Màu xanh chính là biểu hiện cho tương lai, hy vọng và phát triển. Màu đỏ là màu cờ tổ quốc, đồng thời thể hiện sức mạnh, lòng nhiệt huyết và đam mê. Màu trắng là màu tượng trưng cho sự minh bạch và chính trực. Đây cũng chính là những thông điệp mà BIDV muốn truyền tải cho khách hàng cũng như cộng đồng.

Phần tên ngân hàng BIDV được thiết kế với phông chữ hiện đại, nổi bật trên màu xanh lam dịu mắt, kích cỡ của phông chữ được cân đối với kích cỡ và tỷ lệ chi tiết.

Phần logo phía bên tay phải của phần chữ là hình vuông được quay ngược 1 góc 45 độ. Biểu tượng này bao gồm những chữ cái đầu tên gọi của Ngân hàng Đầu tư và phát triển bằng tiếng Anh (BIDV). Ba chữ IDV được thiết kế thành một khối vững chắc, lồng ghép vào nhau, nâng đỡ nhau.

Việc bố trí cấu trúc của khối chữ và màu sắc đã thể hiện ý nghĩa của biểu tượng: Tổ quốc Việt Nam như một con tàu, như cái nôi (chữ V) nâng niu, dìu dắt đứa con BIDV (Khối chữ IDB) và IDB sẽ đưa con tàu tới đích cũng như con tàu sẽ lãnh đạo IDB tới bến vinh quang.

Có thể thấy, logo BIDV mang rất nhiều ý nghĩa sâu sắc và đã in sâu đậm vào trái tim, khối óc là niềm tự hào không chỉ của các cán bộ trong ngành mà còn là niềm tin yêu của khách hàng trong nước và quốc tế.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN