Bệnh đau dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh

Những triệu chứng liên quan đến dạ dày như thường xuyên buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy kéo dài, đau bụng đều được chẩn đoán là mắc bệnh đau dạ dày. Đây là một trong những căn bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến ở nước ta, gây khó khăn và cản trở sinh hoạt của nhiều người. Liệu có bao nhiêu người trong chúng ta hiểu đúng về căn bệnh này? Dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày là gì và đâu là cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả? cùng tìm hiểu cùng Phqt.edu.vn về bệnh đau dạ dày này nhé.

Nguyên dẫn dẫn đến bệnh đau dạ dày

Nếu thường xuyên bị đau bụng, đặc biệt là cơn đau kéo dài bất cứ đâu từ dưới xương sườn đến xương chậu thì nhiều khả năng bạn đã mắc phải bệnh đau dạ dày. Hầu hết các nguyên nhân nghiêm trọng dẫn đến bệnh đau dạ dày đều đến từ các vấn đề liên quan tới viêm ruột thừa, các vấn đề về thai kỳ, các triệu chứng có thể sẽ không rõ ràng ngay lập tức, mà nó sẽ tiến triển và dần dần rõ ràng theo thời gian.

nguyên nhân đau dạ dày

Những triệu chứng cảnh báo đau dạ dày đang đến

Đối với những người mắc bệnh đau dạ dày, có thể ngay từ đầu họ sẽ không thể phát hiện ra ngay mình đã mắc bệnh bởi hầu hết chứng đau dạ dày sẽ được thuyên giảm nếu như kịp thời xử lý các vấn đề về tiêu chảy và táo bón. Tuy nhiên, nếu thường xuyên gặp phải những triệu chứng này thường xuyên, hãy đến ngay cơ sở ý tế, bệnh viện trong thời gian sớm nhất để chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh đau dạ dày:

  • Xuất hiện các hiện tượng đau nhói liên tục hoặc không liên tục, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc bùng phát dần dần
  • Nóng trong người
  • Buồn nôn, đầy hơi thường xuyên
  • Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài
  • Sốt và có hiện tượng chảy máu một số chỗ trên cơ thể
  • Đi tiểu thường xuyên hơn
triệu chứng đau dạ dày

Nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày

Hầu như, những nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày đều tới từ chế độ sinh hoạt hàng ngày của con người. Từ những triệu chứng như đau bụng nhẹ, âm ỉ dài ngày, khó tiêu, táo bón, vi rút dạ dày thậm chí là những cơn đau bụng kinh kéo dài cũng đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

Các nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày gồm:

  • Hội chứng ruột kích thích: hay còn gọi là IBS
  • Bệnh Crohn: là một nhánh nhỏ của bệnh về đường tiêu hóa, còn gọi là bệnh viêm ruột IBD. Bệnh có thể tác động và làm ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của hệ tiêu hóa
  • Ngộ độc thực phẩm: cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày, nó được bùng phát từ độc tốc có trong vi trùng của thực phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc được chế biến không hợp vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Dị ứng thực phẩm
nguyên nhân gay đau dạ dày
  • Bệnh trào ngược dạ dày: khi dạ dày bi trào ngược, nó có tác động tới thực quản tạo ra những cơn đau tức ngực, giữa ngực khó chịu. Triệu chứng này thường xảy ra vào ban đêm hoặc sau bữa ăn. Nếu gặp phải những triệu chứng trào ngược dạ dày, khó thở, buồn nôn, đau tức ngực giữa, khó nuốt,… hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
  • Viêm ruột thừa hoặc viêm túi mật cấp tính đều có thể là nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày
  • Ăn quá nhiều cũng là một trong những nguyên nhân làm đau dạ dày cấp tính
  • Những cơn đói: nếu bạn để dạ dày phải chịu cơn đói quá lâu, xảy ra thời gian dài sẽ dẫn đến bệnh đau dạ dày, bởi lúc này dạ dày buộc phải tiết ra nhiều dịch để co bóp khi bụng đang đói trống rỗng.

Nguyên nhân khiến cho cơn đau dạ dày tái phát:

  • Căng thẳng, lo âu kéo dài: nếu bạn thường xuyên phải chịu áp lực nhiều, căng thẳng thần kinh kéo dài, lo lắng cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho đau dạ dày tái phát lại
  • Đau bụng chức năng: đối với những ai có đường tiêu hóa nhạy cảm, thường xuyên bị ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, táo bón kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh tái phát bất cứ lúc nào nếu không có chế độ ăn uống và sinh hoạt cẩn thận.
nguyên nhân tái phát đau dạ dày

Cần làm gì để ngăn ngừa bệnh đau dạ dày?

Bệnh đau dạ dày hoàn toàn có thể kiểm soát cũng như ngăn ngừa được nếu bạn thay đổi được một số thói quen sinh hoạt hàng ngày, điển hình như:

Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ tránh đau dạ dày

thói quen ăn chậm nhaii kỹ tránh đau dạ dày

Nếu trước đây có thói quen ăn nhanh, chỉ cần cắn thức ăn mà ít nhai, đồng nghĩa với việc bạn có thể nuốt cả thức ăn lẫn không khí vào dạ dày, điều này sẽ khiến cơn đau bụng kéo tới đột ngột bất cứ lúc nào. Do đó, tập cho mình thói quen ăn chậm, nhai kỹ thức ăn trước khi đưa vào hệ tiêu hóa. Việc ăn uống từ tốn, ăn chậm nhai kỹ cũng giúp cho bộ não của bạn có thêm thời gian để nhận biết bạn đã ăn nó trước khi phải ăn tiếp quá nhiều thức ăn.

Thay đổi mức độ thường xuyên ăn giúp giảm nguy cơ đau dạ dày

Tập cho mình thói quen ăn đúng bữa, đúng giấc, hạn chế tuyệt đối hiện tượng bỏ bữa, điều đó khiến cho dạ dày trống rỗng một khoảng thời gian dài, tiết nhiều axit trong dạ dày hơn dẫn đến tình trạng xuất hiện các cơn đau kéo dài khó chịu. Ngược lại, cũng không nên ăn quá nhiều thức ăn trong cùng một thời gian cũng sẽ khiến dạ dày có thể bị tổn thương.

Kiểm tra kỹ thực phẩm trước khi ăn

phòng đau dạ dày

Đối với những bệnh nhân đau dạ dày, hạn chế tối đa các thực phẩm liên quan tới chất béo, hoặc chất cay bởi chúng sẽ khiến tàn phá dạ dày cũng như hệ tiêu hóa nhiều hơn. Không những thế, những thực phẩm này còn khiến bạn sẽ bị táo bón cũng như đầy hơi khó tiêu hơn.

Bổ sung thêm nhiều chất xơ, rau củ quả, trái cây vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình, giúp cho hệ tiêu hóa được hoạt động khỏe mạnh hơn.

Theo dõi dạ dày của bạn

Nếu đã từng mắc bệnh đau dạ dày, bạn phải thường xuyên lưu ý, theo dõi dạ dày để kịp thời phát hiện những triệu chứng, những biểu hiện về hệ tiêu hóa để có cách điều trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.

Hy vọng với những chia sẻ về bệnh đau dạ dày, triệu chứng thường gặp, nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa bệnh hiệu quả sẽ giúp bạn và các thành viên trong gia đình chú trong và để ý hơn tới chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý, lối sống lành mạnh để hạn chế bệnh đau dạ dày quay trở lại.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN