Cách tra tên công ty và một số quy định khi đặt tên công ty

Tên công ty là tài sản của doanh nghiệp. Bảo vệ tài sản của mình ngay từ những ngày đầu là điều mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Tra tên công ty là cách tốt nhất để bạn không gặp khó khăn khi đăng ký kinh doanh đồng thời cũng là cách để bạn biết được tên chính của mình có bị trùng với doanh nghiệp khác không. sau đây cùng phqt.edu.vn tìm hiểu cách tra cứu tên công ty nhé.

tra cứu tên công ty

Tên công ty là gì?

Căn cứ theo luật doanh nghiệp do nhà nước quy định, tên công ty là tên gọi của doanh nghiệp được ghi trong giấy phép kinh doanh và được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, xuất hiện chính xác trên hóa đơn và các văn bản pháp lý khác.

Tên công ty phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

Ví dụ: Tên công ty là Công ty cổ phần Rubee Việt Nam, thì tên riêng chính là Rubee Việt Nam, loại hình doanh nghiệp là Công ty cổ phần.

Hay như tên công ty là Công ty cổ phần bánh kẹo Tràng An thì tên riêng là Tràng An, loại hình là Công ty cổ phần, hoạt động kinh doanh là Bánh kẹo.  

Tại sao cần tra tên công ty

Tra tên công ty là một việc không thể, có 3 lý do chính cần tra tên công ty:

  • Bạn không thể biết được tên công ty của mình có khả dụng khi đăng ký hay không, trong khi đó Việt Nam có hàng trăm ngàn công ty khác nhau, và không thể loại trừ tên mong muốn của bạn đã bị sử dụng
  • Thành phần loại hình công ty có chức năng vô cùng quan trọng cũng như nó có thể giúp công ty bạn vẫn đăng ký bình thường trong khi tên chính bị trùng với một đơn vị khác. Vậy nên khi tra tên công ty còn giúp bạn lựa chọn được chức năng phù hợp với doanh nghiệp của mình.
  • Tra tên công ty giúp doanh nghiệp hạn chế được chi phí phát sinh, thời gian  đăng ký nhanh chóng.

Cách tra tên công ty

cách tra tên công ty

Có rất nhiều cách để tra tên công ty, bạn có thể nhờ đến các đơn vị tư vấn luật, tuy nhiên nếu đã nắm rõ chức năng hoạt động thì bạn có thể tự mình tra cứu nhanh chóng trên website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ . Đây là cổng thông tin điện tử để các tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng, truy cập thông tin về đăng ký doanh nghiệp và phục vụ cho công tác cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh. Trang website sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp tra cứu tên, đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, thực hiện các quy định về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Một số lưu ý khi tra tên công ty:

  • Chỉ dò phần tên riêng của doanh nghiệp
  • Chia nhỏ phần tên riêng doanh nghiệp thành nhiều phần để hiển thị tất cả các tên sắp xếp theo thứ tự khác nhau, sử dụng dấu “+” để liên kết các phần cấu thành tên riêng và sử dụng dấu “ ….” để giới hạn phạm vị dò tên.
  • Để giới hạn chính xác kết quả thì phần tên riêng phải đặt vào trong dấu “…”.
  • Các bạn cũng nên lưu ý về bảo hộ của Luật Sở hữu trí tuệ đối với tên của doanh nghiệp khi có tình trạng 2 tên doanh nghiệp dễ gây nhầm lẫn hoặc trùng nhau.

Giống như một con người, công ty là một thực thể sống, tên công ty không chỉ dùng để gọi mà khi đã “khai sinh” với cơ quan nhà nước nó còn là chức danh pháp lý để có “quyền” hoạt động kinh doanh, có chức năng trong việc tham gia các thủ tục pháp lý của nhà nước. 

Nhưng không giống với tên người, tên công ty có những quy tắc đặt và sử dụng quan trọng để trở thành tài sản có giá trị cao khi doanh nghiệp phát triển, có vị trí tốt trong thị trường. Việc đặt tên công ty không phải tùy thích mà phải tuân theo các quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý khi đặt tên công ty

quy định về đặt tên công ty

Việt Nam có rất nhiều bộ luật do nhà nước ban hành liên quan đến tên công ty. Bao gồm:

  • Luật Doanh nghiệp năm 2014
  • Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014
  • Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006
  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012
  • Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010
  • Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định của pháp luật thì tên doanh nghiệp phải bằng tiếng Việt có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, đồng thời buộc phải có hai thành tố chính là loại hình doanh nghiệp và tên riêng:

  • Loại hình doanh nghiệp
  • Được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần
  • Được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh
  • Được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
  • Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Căn cứ vào quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.

Những quy định cấm trong đặt tên công ty

  • Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
  • Đặt theo tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
  • Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài không được trùng với tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.

Một số giải thích liên quan đến tên công ty

Tên công ty bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

Tên viết tắt của công ty được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài và không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: DỊCH VỤ ĐẶT TÊN THƯƠNG HIỆU CHUYÊN NGHIỆP

BÀI VIẾT LIÊN QUAN